Danh từ là một khái niệm quan trọng không thể phớt lờ mà bất kỳ ai học ngôn ngữ cũng cần hiểu rõ. Bài viết dưới đây tại Laginhi.com sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về danh từ là gì, kèm theo các ví dụ minh họa đơn giản nhất để các phụ huynh và học sinh có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Điều quan trọng là hiểu rõ về danh từ sẽ giúp việc học ngôn ngữ trở nên dễ dàng hơn và cung cấp cho chúng ta cơ sở vững chắc khi sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác. Hãy cùng Laginhi.com khám phá thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Danh từ là gì? Cho ví dụ

Danh từ là các từ dùng để chỉ đến những thực thể như người, hiện tượng, vật, khái niệm, hay đơn vị.

– Thông thường, chúng ta phân loại danh từ thành hai loại chính: danh từ riêng và danh từ chung. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

Danh từ chung là gì?

Danh từ chung là những từ dùng để gọi chung tên của các sự vật. Danh từ chung lại có 2 loại đó là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

Danh từ là gì

Danh từ cụ thể: Chỉ những sự vật mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan như con người, con vật, các hiện tượng…

Ví dụ:

  • Danh từ chỉ con người: cha, mẹ, học sinh, công nhân…
  • Danh từ chỉ con vật: sách vở, bàn ghế, sông, hồ, cây cối…
  • Danh từ chỉ những hiện tượng: mưa, nắng, gió, bão, sóng thần…
  • Danh từ chỉ đơn vị (những danh từ ghép được với số đếm).
  • Danh từ chỉ loại: con, chiếc, cái, tấm, cục, mẩu…
  • Danh từ chỉ thời gian: năm, ngày, tháng, giờ, giây, phút…
  • Danh từ cụ thể chỉ đơn vị đo lường: mét, cân, thước, khối, sải tay…
  • Danh từ chỉ những đơn vị hành chính: thôn, xã, phường…
  • Danh từ chỉ tập thể: đoàn, đội, cặp, bó, dãy, đàn…

Danh từ trừu tượng: Là các khái niệm trừu tượng chỉ có thể tồn tại trong nhận thức của mỗi người chứ không thể nhìn được bằng mắt.

Đọc thêm:  Chằm ZN là gì mà làm cho Gen Z thường xuyên sử dụng?

Ví dụ: đạo đức, cách mạng, kinh nghiệm, tư tưởng, hạnh phúc, cuộc sống, tình yêu, tinh thần, lịch sử, niềm vui…

Danh từ riêng là gì?

Danh từ riêng là gì?

Danh từ riêng là những từ chỉ tên riêng của con người hoặc địa danh.

Ví dụ:

  • Chỉ tên người: Sơn Tùng M-TP, Phạm Đình Thái Ngân, Mark Zuckerberg…
  • Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt: Bác Hồ, Người,…
  • Từ chỉ sự vật được nhân hoá: Dế Mèn, Cún, Lúa,…
  • Từ chỉ tên địa phương: Hà Nội, Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu,…
  • Từ chỉ địa danh: Hồ Gươm, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên,…
  • Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: sông Nhuệ, núi Ba Vì, cầu Thăng Long, cống Trắng, đường Phạm Văn Đồng, ngã tư Môi,…

Bài tập về danh từ

Các bạn học sinh hãy thử sức với những bài tập dưới đây để nắm vững kiến thức hơn nhé:

Dạng 1: Tìm các danh từ theo cấu tạo của chúng

Ví dụ 1: Tìm 5 danh từ chung theo từng yêu cầu sau rồi đặt câu với từng từ đó:

a. Trong mỗi từ đều có chứa tiếng sông.

b. Trong mỗi từ đều có chứa tiếng mưa.

c. Trong mỗi từ đều có chứa tiếng mẹ.

d. Trong mỗi từ đều có chứa tiếng tình.

Ví dụ 2: Tìm các danh từ có chứa tiếng con, trong đó có 5 từ chỉ con người, 5 từ chỉ loài vật và 5 từ chỉ sự vật.

Đáp án: Các em học sinh có thể lựa chọn nhiều đáp án, sau đây là một vài đáp án minh hoạ.

Ví dụ 1.

a. 5 danh từ có chứa tiếng sông là: cửa sông, khúc sông, dòng sông, nước sông, sông cái,…

  • Con sông đó là một dòng sông quanh năm nước đều chảy xiết.
  • Cửa sông chính là nơi sông đổ ra biển.
  • Trên khúc sông đang có hai chiếc ca nô chạy.
  • Nước sông ở nơi đó đổi màu theo thời gian.
  • Sông Hồng là một trong những con sông cái.

b. 5 danh từ có chứa tiếng mưa là: cơn mưa, nước mưa, mưa rào, trận mưa, mưa xuân,…

  • Trời đang nắng bỗng nhiên có một cơn mưa xuất hiện.
  • Những trận mưa lớn đã làm nhà cửa bị cuốn trôi.
  • Nước mưa thật ra có thể dùng để nấu ăn.
  • Mưa rào sẽ thường xuất hiện trong mùa hè.
  • Mưa xuân làm cho cây cối trở nên tươi tốt.

c. 5 danh từ có chứa tiếng mẹ là: cha mẹ, mẹ nuôi, mẹ hiền, mẹ già, mẹ con,…

  • Công ơn cha mẹ tính bằng trời bằng bể.
  • Cô giáo em như một người mẹ hiền.
  • Cô ấy chỉ là mẹ nuôi của bạn ấy, mẹ bạn ấy đã mất từ lâu.
  • Mẹ già tựa như chuối chín cây.
  • Hai mẹ con cô ấy đã về quê tránh dịch từ mấy hôm nay.

So sánh là gì? Phân loại và cho ví dụ các kiểu so sánh

d. 5 danh từ có chứa tiếng tình là: tình cảm, tình hình, tình yêu, tình báo, tính tình,…

Đọc thêm:  Lạm phát là gì? Tác động, nguyên nhân và biện pháp kiểm soát
Danh từ trừu tượng – tình yêu
  • Anh ấy đã từng dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp nhất.
  • Tình yêu mà mỗi người đều có chính là tình yêu đất nước trong con người Việt Nam ta.
  • Lớp trưởng báo cáo cho thầy biết tình hình học tập của lớp nào.
  • Anh ấy là một chiến sĩ tình báo được cài vào hàng ngũ địch.
  • Tính tình của cậu ấy thật sự rất thất thường.

Ví dụ 2. Các em học sinh có thể lựa chọn nhiều đáp án, sau đây là một vài đáp án minh hoạ.

  • 5 danh từ chỉ người: con trai, con dâu, con gái, con rể, con nuôi…
  • 5 danh từ chỉ con vật: con trâu, gà con, lợn con, con bò, mèo con…
  • 5 danh từ chỉ sự vật: con mắt, con thuyền, con ngươi, bàn con, bát con…

Dạng 2: Tìm các danh từ có dạng đặc biệt

Ví dụ 1: Tìm 5 danh từ vừa có thể đóng vai trò là danh từ chung, lại vừa có thể là danh từ riêng sau đó đặt câu với mỗi từ đó.

Ví dụ 2: Tìm các danh từ chung chỉ khái niệm có ý nghĩa sau đây và đặt câu với mỗi từ tìm được đó.

  • Những kinh nghiệm chỉ ra sự hiểu biết do trải qua nhiều công việc một thời gian dài.
  • Đó chính là những ý nghĩ, suy nghĩ của con người nói chung.
  • Chỉ năng lực của một người có thể làm được công việc.
  • Đây là thái độ hình thành trong ý nghĩ của mỗi con người.

Ví dụ 3: Kể tên 10 vị anh hùng dân tộc, đặt câu để nói về mỗi người đó.

Đáp án:

Các em học sinh có thể lựa chọn nhiều đáp án, sau đây là một vài đáp án minh hoạ.

Ví dụ 1: 5 danh từ vừa có thể là danh từ chung, lại vừa là danh từ riêng:

  • đầm sen (nơi mà người ta trồng sen) cũng là Đầm Sen (một khu vui chơi ở TP Hồ Chí Minh)
  • hoà bình (yên ổn, không chiến tranh) và Hoà Bình (tên một tỉnh phía Bắc)
  • gà chọi (tên một loại gà dùng để giải trí) và Gà Chọi (tên một địa điểm du lịch)
  • hàng gà (nơi để mua bán gà ngoài chợ) / Hàng Gà (tên một phố trong khu phố cổ)
  • hạnh phúc (trạng thái của con người) / Hạnh Phúc (tên một biên tập viên của VTV).

– Những đầm sen đang vào mùa hoa nở toả hương thơm ngát.

Chủ nhật tới tôi và gia đình sẽ đi chơi ở khu du lịch Đầm Sen.

– Chúng tôi chỉ mong muốn được hoà bình trên toàn thế giới.

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình hiện nay là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta.

– Mẹ tôi đi ra hàng gà mua một con gà ngon về thịt.

Nhà bạn ấy hiện ở phố Hàng Gà, nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội.

Đọc thêm:  Hiện tượng “VÒNG TRÒN CHẾT” của loài kiến là gì?

– Bố em mới mua được một chú gà chọi rất đẹp.

Vịnh Hạ Long có địa danh hòn Gà Chọi vô cùng nổi tiếng.

– Gia đình bạn ấy thật sự rất hạnh phúc.

Chú Hạnh Phúc là một biên tập viên rất vui tính.

Câu nghi vấn là gì? Cho ví dụ? Tác dụng của câu nghi vấn

Ví dụ 2.

  1. kinh nghiệm: Anh ấy là người có rất nhiều kinh nghiệm sống.
  2. tư tưởng: Hôm nay tôi cảm thấy tư tưởng cậu ấy không ổn định, đừng làm phiền cậu ấy.
  3. khả năng: Cô ấy có khả năng sử dụng thành thạo khoảng 10 thứ tiếng.
  4. tinh thần: Tinh thần yêu nước của người Việt Nam luôn rất khí thế, được thể hiện rõ nhất khi cổ vũ các trận bóng đá của đội tuyển quốc gia.

Ví dụ 3. Các em học sinh có thể lựa chọn nhiều đáp án, sau đây là một vài đáp án minh hoạ.

5 anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Quyền, Bác Hồ, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Minh Khai, Tô Vĩnh Diện, Trần Quốc Toản, Tô Hiệu, Ngô Thị Tuyển, Mạc Thị Bưởi, Võ Thị Sáu,…

  • Hai Bà Trưng là những người phụ nữ anh hùng của dân tộc ta.
  • Ngô Quyền đã dùng trận địa xuất sắc đánh tan giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
  • Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại ngoài ra còn là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
  • La Văn Cầu đã tự mình chặt đứt cánh tay trong khi chiến đấu.
  • Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn cho pháo.
  • Trần Quốc Toản vì quá căm hận mà bóp nát quả cam lúc nào không biết.
  • Nguyễn Đức Cảnh là người anh hùng quê ở Thái Bình.
  • Tô Hiệu đã trồng một cây đào ở nhà tù Sơn La.
  • Ngô Thị Tuyển dù rất nhỏ bé nhưng đã một mình vác hai bao đạn trên vai.
  • Võ Thị Sáu dũng cảm hy sinh khi vừa mới 16 tuổi.

Danh từ là một khái niệm quan trọng mà bất kỳ ai học ngôn ngữ cũng cần hiểu rõ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về danh từ là gì và xem xét các ví dụ cụ thể để giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn.

Câu hỏi thường gặp

  1. Danh từ là gì và cho ví dụ?

    • Danh từ là các từ dùng để chỉ sự vật (người, hiện tượng, vật, khái niệm, đơn vị,…).
  2. Danh từ chung là gì?

    • Danh từ chung là từ dùng để gọi chung tên của các sự vật, bao gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
  3. Danh từ riêng là gì?

    • Danh từ riêng là từ dùng để chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh.
  4. Bài tập về danh từ

    • Bài tập bao gồm việc tìm các danh từ theo cấu tạo và các danh từ đặc biệt.

Tóm tắt

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau khám phá về danh từ là gì và các loại danh từ khác nhau, từ danh từ chung đến danh từ riêng. Bài luyện tập cụ thể đã giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tế. Đừng quên truy cập website để cùng khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.